Một trong những hiện tượng thiên văn học được nhiều người cho rằng là điều không tốt đó chính là sự xuất hiện của “sao chổi”. Vậy sao chổi là gì? Tại sao rất nhiều hiện tượng thiên văn khác được đón nhận nhưng hiện tượng này lại bị “hắt hủi”? Hãy đón xem bài viết dưới đây của Greenlinecoffee.net để tìm đáp án cho câu hỏi trên và biết thêm được nhiều thông tin thú vị về chòm sao này.

I. Sao chổi là gì?

Theo các nhà nghiên cứu thiên văn học thì sao chổi là một thiên thể bay ở ngoài không gian, có thể nói rằng nó không khác gì một tiểu hành tinh ngoại trừ việc thay vì cấu tạo từ đất đá là chủ yếu thì nó lại được cấu tạo từ băng. Hình dáng của thiên thể khá kỳ dị, nó có đầu nhọn và đuôi to trông rất giống một chiếc chổi quét, cũng chính vì đặc điểm này mà nó được gọi với cái tên là “sao chổi”. Theo các nhà khoa học thì sao chổi có chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất, sự mô tả này có thể thấy rằng nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn”.

sao chổi là một thiên thể bay ở ngoài không gian
Sao chổi là một thiên thể bay ở ngoài không gian

Khá nhiều người không biết rằng, thực chất mưa sao bặng được tạo ra chính là nhờ vào việc sao chổi bị vỡ ra và tạo thành từng những chùm sáng sao băng và bụi vũ trụ rơi vào không gian. Quỹ đạo của sao chổi khá đặc biệt bởi nó không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà nó được phân bố ngẫu nhiên trong toàn không gian, đa phần các sao chổi đều có quỹ đạo elip rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.

Dựa vào chu kỳ của sao chổi mà các nhà khoa học đã chia chúng ra thành 3 loại như sau:

  • Sao chổi ngắn hạn: Chu kỳ của loại sao chổi này ít hơn 200 năm.
  • Sao chổi dài hạn: Chu kỳ của sao chổi dài hạn khá lớn, khó để ước tính được.
  • Sao chổi thoáng qua: Quỹ đạo của loại sao chổi này thường là parabol hoặc hypecbol, thường sẽ chỉ bay qua mặt trời một lần và sau đó ra đi mãi mãi.

II. Nguồn gốc và cấu tạo của sao chổi

1. Nguồn gốc của sao chổi

Theo Cơ quan hàng không châu Âu nghiên cứu thì sao chổi được bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cùng những hành tinh khác trong vũ trụ thì các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích sao chổi, sở dĩ như vậy là bởi vì thiên thể này có chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh nên hệ mặt trời.

Như đã nó ở trên thì đa phần tất cả các sao chổi sẽ có quỹ đạo elip rất dẹp, chúng phân bố một cách ngẫu nhiên ngoài không gian. Sau khi đi qua mặt trời, băng cấu tạo nên sao chổi bị tan chảy tạo thành chiếc đuôi, cũng chính vì sự ghé thăm mặt trời này mà chiếc đuôi của nó ngày càng ngắn đi do băng tan chảy.

Vào thế kỷ 18, Isaac Newton cho rằng sao chổi là vật thể giúp ích cho sự tồn tại của trái đất bởi nó cung cấp độ ẩm đến cho trái đất và đây chính là điều kiện giúp duy trì sự sống cho tất cả cả các loài. Mặc dù đã không có ít nghiên cứu về tinh thể này nhưng phải nói rằng nó vẫn còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn còn chưa được khám phá hết.

Sao chối được phân loại dựa theo chu kỳ
Sao chối được phân loại dựa theo chu kỳ

2. Cấu tạo của sao chổi

Sao chổi được cấu tạo bởi cacbonic metan và nước đóng băng lẫn với các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất khác. Theo các nhà khoa học thì sao chổi có cấu tạo gồm 3 phần như sau:

  • Đầu chổi: Được tạo ra bởi sự kết hợp giữa lõi chổi và sợi chổi.
  • Lõi chổi: Được cấu tạo bởi những hạt thể rắn đậm đặc, chúng ta quan sát thấy những ánh sáng tỏa ra xung quanh sao chổi chính là các sợi chổi này.
  • Đuôi chổi: Phần này chưa có khi sao chổi được hình thành mà phải đến sau khi đi qua mặt trời, những cơn gió mặt trời thổi vào làm tan chảy các phân tử băng trên sao chổi và sau đó tạo thành chiếc đuôi sáng rực phía sau. Theo quan sát và nghiên cứu thì có rất nhiều chiếc đuôi sao chổi kéo dài tới hàng triệu km.

III. Ý nghĩa của sao chổi là gì?

1. Quan niệm về ý nghĩa sao chổi của con người

Theo quan niệm từ xa xưa truyền lại thì sao chổi là một trong những điềm báo xui xẻo nên sự xuất hiện của nó luôn gây nên nhiều sự lo sợ. Điều này được lý giải là bởi vì không biết rằng có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà từ khi phát hiện ra chòm sao này thì mỗi lần nó xuất hiện lại đúng lúc xảy ra những thảm họa trên trái đất. Chính vì sự trùng hợp không thể lý giải này mà nhiều người đã cho rằng sao chổi chính là đại diện cho xui xẻo và bất hạnh,…

Trong ghi chép của sử thi cổ xưa Gilgamesh (năm 2.600 TCN), sao chổi được miêu tả lại là thứ khiến cho bầu trời cháy rực, nó làm cho không khí xuất hiện đầy lưu huỳnh và gây ra những trận lũ lụt. Sao chổi trong lịch sử phương Đông và một số quốc gia phương Tây cũng được cho là một điềm báo về sự xui xẻo đến bậc “Đế Vương”. Điều này cũng có nghĩa rằng mỗi khi nó xuất hiện sẽ là lúc Đế Vương bị sát hại, để phòng bất trắc Hoàng đế La Mã Nero cũng từng ra lệnh tàn sát hết tất cả những người kế vị của mình sau khi thấy sự xuất hiện của sao chổi.

Sao chổi Halley không còn là một cái tên xa lạ với mọi người bởi nó khá nổi tiếng về độ lớn cũng như vì sự xuất hiện lần hai của nó. Không chỉ vậy, theo ghi chép của lịch sử phương Tây thì sao chổi này xuất hiện đã gây nên “cái chết đen” cho hàng nghìn người Châu Âu vào thế kỷ XIV. Trong thảm họa này ước tính đã có khoảng 5000 người tử vong mỗi ngày.

Hình ảnh khắc họa lại "cái chết đen" đầy bi thảm của nhân loại
Hình ảnh khắc họa lại “cái chết đen” đầy bi thảm của nhân loại

Chính vì những sự việc diễn ra đi kèm sự xuất hiện của sao chổi như trên mà nó trở thành hiện tượng thiên văn bị nhiều người ghét bỏ nhất.

2. Ý nghĩa của sao chổi theo sự giải thích từ khoa học

Từ khi khoa học phát triển và thiên văn học cũng nâng lên một tầm cao mới thì sao chổi đã được “minh oan” rằng nó không hề mang đến thảm họa cho nhân loại. Tuy nhiên, cũng không hẳn là nó vô hại hoàn toàn bởi vì trái đất vẫn phải đối mặt với một số tác động cùng rủi ro hữu hình khác nhau gây ra bởi tinh thể này.

Dẫn chứng cụ thể chính là sự va chạm của sao chổi Shoemaker-Levy 9 và sao Mộc, sự kiện này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học và báo chí trên khắp thế giới. Nhiều giả thiết cho rằng việc này chứng tỏ sao chổi cũng rất có khả năng sẽ va vào trái đất. Từ những mảnh vỡ của sao chổi, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu thành nên sao chổi có phần tương tự thành phần cấu tạo nên sự sống trên Trái Đất như: nước, đất, đá,khí carbon,…

IV. Những tác hại do sao chổi mang lại

Các vụ nổ của sao chổi gần như không gây ảnh hưởng trực tiếp đến Trái Đất, tuy nhiên nếu những hạt bụi vũ trụ có kích thước lớn sau khi tích tụ có thể sẽ gây tác động đến khí hậu Trái Đất.

Có thể rằng sao chổi sẽ va vào trái đất
Có thể rằng sao chổi sẽ va vào trái đất

Cụ thể, theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc trạm Davis – Australia tại Nam Cực đã phân tích những hạt bụi còn sót lại sau khi một sao chổi nổ tung và thấy rằng chúng có kích thước lớn hơn khoảng 1000 lần, so với tính toán của nhà khoa học. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu này đã cho rằng : “Bụi của sao chổi có tác động lớn đối với khí hậu trên Trái Đất“.

Tác động này có thể sẽ diễn ra dưới hình thức bụi vũ trụ làm giảm khả năng hấp thụ lượng ánh sáng Mặt Trời và từ đó dẫn tới việc bị giảm bề mặt nhiệt độ trên Trái Đất. Ngược lại, nếu Trái Đất sẽ có nền nhiệt tăng cao nếu như bụi vũ trụ này làm tăng khả năng hấp thụ ánh mặt trời.

Như vậy, sau khi hiểu được sao chổi là gì và những sự thật xung quanh tinh thể này chắc hẳn bạn sẽ không còn quá ác cảm với nó. Hi vọng những kiến thức trên sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

© 2025 đã đăng ký Bản quyền.